Nguồn gốc cà phê Việt Nam – Câu chuyện và hành trình lịch sử đầy mê hoặc(Phần 1)
- Người viết: Hapii Coffee lúc
- Lịch sử, văn hóa
Cà phê Việt Nam đã thành công trong con đường trở thành một hiện tượng toàn cầu, được yêu thích bởi hương vị đậm đà, mùi thơm lan tỏa kéo dài và phương pháp pha cà phê đặc trưng. Nhưng đã bao giờ bạn thắc mắc truyền thống văn hóa cà phê đặc sắc này đã hình thành và phát triển như thế nào ở Việt Nam? Cùng Hapii Coffee truy tìm về nguồn gốc cà phê Việt Nam, hé lộ một câu chuyện hấp dẫn gắn liền với nền lịch sử phức tạp đầy hoài niệm của Việt Nam.
Bài viết này sẽ đi sâu vào bối cảnh của ngành cà phê Việt Nam, khởi đầu dưới thời thuộc địa Pháp cho đến việc thành tích đầy ấn tượng, vượt mặt và chiếm vị trí cao trong việc xuất khẩu cà phê Robusta. Chúng ta sẽ cùng nhau khám phá:
Sự du nhập của cà phê vào Việt Nam từ người Pháp.
Sự mở rộng của cà phê dưới sự cai trị của thực dân Pháp vào cuối những năm 1800.
Việt Nam vươn lên đứng thứ 2 về xuất khẩu cà phê toàn cầu.
Những lý do thúc đẩy Việt Nam tập trung vào cà phê Robusta.
Tập quán trồng cà phê truyền thống của người Việt.
Các phương pháp chế biến cà phê Việt Nam.
Hồ sơ hương vị đặc trưng của vùng lãnh thổ.
Sự phát triển văn hóa và thói quen uống cà phê của người Việt Nam.
Ngành cà phê Việt Nam hiện nay và triển vọng trong tương lai.
Hiểu biết rõ về nguồn gốc cà phê Việt Nam mang lại cái nhìn sâu sắc về và tạo động lực mạnh mẽ cho ngành cà phê và và nền kinh tế của Việt Nam. Bài viết này rất nhiều thông tin thú vị, hãy nhâm nhi tách cà phê Việt Nam trong khi khám phá câu chuyện hấp dẫn này cùng Hapii bạn nhé!
Những ngày đầu cà phê bước chân vào đất nước Việt Nam
Cà phê lần đầu tiên xuất hiện Việt Nam vào giữa thế kỷ 19 khi người Pháp đô hộ các nước ở khu vực Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam, Campuchia và Lào. Người Pháp nhân rộng sản xuất cà phê ở các thuộc địa mới của họ hằm mục đích thỏa mãn cơn khát cà phê ngày càng tăng của châu Âu. Đến cuối những năm 1800, họ đã đưa những cây cà phê đầu tiên đến thương cảng Sài Gòn vốn sầm uất (nay là Thành phố Hồ Chí Minh).
Tuy nhiên, cà phê chủ yếu được trồng như một loại cây thương mại bởi những người Pháp định cư chứ không phải bởi nông dân Việt Nam địa phương. Các đồn điền sử dụng cả lao động địa phương nhưng hầu như nông dân không được trả công xứng đáng. Đây được xem là thời kỳ đã hình thành nên nền tảng của ngành cà phê tại Việt Nam.
Quy mô sản xuất cà phê tăng vọt vào cuối những năm 1800
Nền ông nghiệp cà phê sớm hình thành tăng trưởng ổn định tại Việt Nam nhờ vào rất nhiều yếu tố thuận lợi:
- Khí hậu lý tưởng: Khí hậu nhiệt đới cao nguyên và đất đỏ bazan của Việt Nam rất thích hợp cho cây cà phê.
- Giống cà phê Bourbon: Người Pháp đã mang giống cà phê Bourbon từ đảo Reunion gần đó du nhập vào và thúc đẩy nó nhanh chóng phát triển mạnh ở Việt Nam.
- Cơ sở hạ tầng: Người Pháp đã xây dựng hệ thống đường sắt và cơ sở hạ tầng nối các đồn điền cà phê với các cơ sở xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho khâu vận chuyển.
- Nhu cầu xuất khẩu: Nhu cầu cà phê toàn cầu tăng vọt vào cuối những năm 1800, Việt Nam là một trong những nước nằm trong top đầu giúp đáp ứng nhu cầu xuất khẩu cà phê tăng cao trong thời gian này.
Vào đầu những năm 1900, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu cà phê khá lớn và triển vọng nhưng chủ yếu vẫn nằm dưới sự kiểm soát của người Pháp.
Tại sao Việt Nam chọn Robusta là dòng cà phê chủ lực?
Một số yếu tố giúp Việt Nam tập trung nhiều vào cà phê Robusta:
- Năng suất: Robusta mang lại năng suất cao hơn nhiều so với Arabica - lên tới gấp đôi.
- Khả năng đề kháng tốt: Robusta có khả năng kháng bệnh cao hơn ở phạm vi độ cao trồng thấp hơn.
- Giá cả: Nông dân kiếm được nhiều tiền hơn khi xuất khẩu hạt Robusta rẻ hơn.
- Khuyến khích nhà nước - Cơ quan quản lý cà phê Việt Nam trước đây luôn khuyến khích cà phê Robusta.
- Kinh nghiệm và kiến thức thực tế - Duy trì và phát triển qua nhiều thế hệ của nông dân về kỹ năng trồng cà phê Robusta.
Tuy nhiên, cà phê Arabica đang dần thu hút được sự quan tâm nhờ chất lượng cao và tiềm năng giá cả.