The No.1 Organic Coffee In Vietnam!
Tầng hương của Cà Phê Tây Nguyên Việt Nam Khám phá hương vị độc đáo của cà phê Tây Nguyên

Tầng hương của Cà Phê Tây Nguyên Việt Nam Khám phá hương vị độc đáo của cà phê Tây Nguyên

Khi nhắc đến cà phê Việt Nam, người ta không thể không nhắc đến vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió. Với nền khí hậu nhiệt đới, tầng địa chất đất đỏ bazan màu mỡ và truyền thống gắn bó cùng cà phê lâu đời Tây Nguyên đã trở thành cái nôi của những hạt cà phê chất lượng cao, mang đầy hương vị đặc trưng không thể lẫn vào đâu được. Cà phê của Tây Nguyên đa số là giống cà phê Robusta, với hương vị đậm đà, vị đắng sâu lắng giống như tính cách của con người Tây Nguyên. Điều này làm cho cà phê Tây Nguyên trở thành lựa chọn hàng đầu cho những ai yêu thích cà phê gu mạnh.

Cà phê Tây Nguyên mang trong mình tầng hương đất, gỗ, socola đen và một chút vị khói do hợp chất thơm Phenol tạo thành. Vậy tại sao hợp chất thơm  Phenols lại tạo ra được hương gỗ, khói, vị đắng cho cà phê? Phenol là một nhóm các hợp chất hữu cơ phức tạp, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra hương vị và màu sắc của cà phê. Khi hạt cà phê được rang ở nhiệt độ cao, các hợp chất phenol sẽ trải qua quá trình phân hủy và tạo ra các hợp chất mới, mang đến những hương vị đặc trưng như: hương gỗ vì chúng tạo cho người dùng cảm giác ấm áp, nồng ấm hương gỗ cháy, mang đến một chút vị khói nhẹ nhàng cho tách cà phê.

Rất nhiều vị đắng đây là đặc trưng nổi bật nhất của phenol. Vị đắng này có thể từ nhẹ nhàng đến đậm đà, tùy thuộc vào mức độ rang và loại cà phê. Nguyên nhân hình thành vị đắng này là do cấu trúc phân tử của phenol chứa một nhóm hydroxyl (-OH) liên kết trực tiếp với một vòng benzen. Chính nhóm hydroxyl này là nguyên nhân chính gây ra vị đắng. Khi chúng ta thưởng thức cà phê, các phân tử phenol tương tác với các thụ thể vị giác trên lưỡi, tạo ra cảm giác đắng.

Phân tích một chút nguyên nhân tạo nên hương vị đặc trưng này đầu tiên có thể nhắc đến là điều kiện đất trồng, thổ nhưỡng. Do đặc tính của tần địa chất đất đỏ bazan, đất đỏ bazan có kết cấu tơi xốp, giúp rễ cây thoát nước, phát triển tốt tránh tình trạng ngập úng đồng thời loại đất này rất giàu khoáng chất cung cấp các chất dinh dưỡng dồi dào như kali, phốt pho, canxi, cần thiết cho cây cà phê giúp cây tạo nên hương vị đậm đà và khoáng chất cho hạt cà phê.

Tiếp đến, là nền khí hậu nhiệt đới với mùa khô và mùa mưa rõ rệt của Tây Nguyên tạo ra những điều kiện lý tưởng thuận lợi để cây cà phê phát triển và hình thành hương vị đặc trưng riêng. Quá trình chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cây cà phê khi nhiệt độ thay đổi đột ngột. Khi nền nhiệt thay đổi đột ngột như thế cây cà phê sẽ tự kích hoạt các cơ chế sinh tổng hợp các hợp chất hữu cơ phức tạp từ các phân tử đơn giản hơn để thích nghi. Điều này dẫn đến việc sản sinh ra nhiều loại enzyme khác nhau, xúc tác cho các phản ứng hóa học phức tạp. Các enzyme này sẽ tác động lên các chất tiền thân trong hạt cà phê, chuyển hóa chúng thành các hợp chất thơm phức tạp. Đây là những hợp chất hữu cơ có mùi thơm đặc trưng, tạo nên hương vị đa dạng của cà phê. Sự kết hợp của nhiều loại hợp chất thơm khác nhau sẽ tạo nên một tầng hương đặc trưng cho vùng trồng cà nơi ấy ví dụ như: hợp chất thơm Phenol tạo ra hạt cà phê mang tầng hương hương gỗ, khói, vị đắng. Hợp chất thơm Terpenes tạo ra hạt cà phê mang tầng hương hoa, trái cây, cam quýt. Hợp chất thơm Esters tạo ra hạt cà phê mang tầng hương trái cây, hoa, vani.

Tầng hương của cà phê là thuật ngữ dùng để mô tả sự đa dạng và phức tạp của hương vị mà một tách cà phê có thể mang lại. Khi thưởng thức cà phê, chúng ta không chỉ cảm nhận được vị đắng đặc trưng mà còn có thể khám phá một thế giới hương thơm đa dạng, từ nhẹ nhàng đến đậm đà, từ trái cây đến gỗ, từ hoa cỏ đến sô cô la.

Như bạn đã biết, tầng hương của cà phê là sự kết hợp phức tạp của nhiều yếu tố như giống cà phê, phương pháp rang, đến khâu pha chế và cả khả năng cảm nhận khẩu vị của người thưởng thức. Chính vì thế, chúng ta có thể chia tầng hương của một tách cà phê thành các nhóm chính sau:

Tầng Hương Đầu: đây là những ấn tượng đầu tiên khi đưa tách cà phê lên mũi ngửi thường là những hương thơm tươi mát, dễ bay hơi và thời gian đọng hương rất ngắn. Tầng hương này thường mang đến những hương thơm tươi mát, dễ nhận biết như hoa quả chín (cam, quýt, đào), trái cây nhiệt đới (dứa, xoài),hương hoa (nhài, cam) hoặc các hương thảo mộc nhẹ nhàng.

Tầng hương giữa của cà phê chính là giá trị cốt lõi, là trái tim hương vị của một tách cà phê. Chúng xuất hiện sau khi  tầng hương đầu tan biến lúc bạn nhấp một ngụm nhỏ cà phê. Đây là giai đoạn mà các hương vị đặc trưng của từng loại cà phê được thể hiện rõ nét nhất. Tầng hương giữa phong phú, phức tạp hơn so với tầng hương đầu, bao gồm các tầng hương vị như: hương socola, caramel đượm vị ngọt béo ngậy, hương các loại hạt (hạt điều, óc chó, hạnh nhân), hương gỗ, gia vị (hạt tiêu, đinh hương, quế), hương trái cây chín (táo, lê, mận) hoặc hương đất gắn liền với thổ nhưỡng bản địa của hạt cà phê. Thông qua cảm nhận sự đọng hương từ tầng hương giữa mà bạn có thể dễ dàng phân biệt được các loại cà phê khác nhau vì mỗi giống cà phê khác nhau được trồng ở những vùng thổ nhưỡng với khí hậu khác nhau sẽ mang những đặc trưng di truyền khác nhau tạo nên những các tầng hương khác biệt mà không nơi nào có thể thay thế được.

Tầng hương cuối, hay còn gọi là hậu vị (aftertaste), là những cảm giác còn lưu lại trên vòm miệng và cổ họng sau khi nuốt một ngụm cà phê, hương vị vẫn còn lưu lại tạo nên một dư vị khó phai. Nó không giống như tầng hương đầu và hương giữa mang đến những cảm giác tươi mới, sảng khoái, tầng hương cuối thường mang đến những cảm giác sâu lắng, kéo dài hơn. Đây là hương vị đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên một trải nghiệm thưởng thức cà phê trọn vẹn hơn vì nó phản ánh chất lượng của hạt cà phê và quá trình rang. Nó có thể kéo dài hậu vị từ vài giây đến vài phút tuỳ vào loại cà phê và phương pháp pha chế. Tầng hương cuối thường mang đến cảm giác tròn đầy đẩy vị như: hương gỗ (gỗ thông, gỗ đàn hương, gỗ sồi), hương trái cây khô (mận khô, nho khô), hương socola (socola đen, sữa socola), hương gia vị (tiêu đen, quế, đinh hương), hương gia vị (tiêu đen, quế, đinh hương), hương khoáng (vị mặn nhẹ, hơi kim loại), hương đất với tính chất đặc trưng của đất trồng, tầng địa chất nơi canh tác.

Nếu đã từng có cơ hội đến thăm các vùng trồng cà phê ở Tây Nguyên, những đồi cà phê bạt ngàn, những vườn cà phê xanh mướt sẽ để lại trong bạn những ấn tượng sâu sắc. Chính khí hậu, đất đai và con người nơi đây đã tạo nên những hạt cà phê đặc biệt, mang đậm hương vị của núi rừng Tây Nguyên. Mỗi tách cà phê Tây Nguyên đều là một câu chuyện, một hành trình khám phá hương vị. Đó không chỉ là một thức uống, mà còn là một nét đẹp văn hóa của người Việt. Nếu bạn chưa từng thưởng thức cà phê Tây Nguyên, tôi khuyên bạn nên thử một lần. Chắc chắn bạn sẽ bị chinh phục bởi hương vị đặc trưng của nó.

Bài sau →